CÔNG TY CP XNK BULONG INOX HÀ NỘI xin giới thiệu Đinh hàn hay còn có tên gọi khác là đinh hàn chống cắt được sử dụng nhiều trong thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế, xây lắp cầu đường. Cụ thể, đinh hàn chống cắt ứng dụng để lắp ghép rất nhiều hệ thống sàn liên hợp thép – bê tông (sàn Deck), hay mặt bằng nhà cao tầng không cốt pha được sử dụng tấm tôn và khung thép để thay thế cốt pha.
Thêm công dụng nữa của đinh hàn chống cắt là chống trượt tại điểm tiếp xúc của khối bê tông và mặt sàn deck, giúp hệ thống liên kết khung nhà xưởng, hệ thống sàn deck và tấm bê tông thành một khối thống nhất vững chắc.
Đinh hàn chống cắt cũng được sử dụng nhiều trong thi công cầu vượt, cầu thép, hiện nay sử dụng nhiều để xây lắp cầu vượt, cầu vượt cho người đi bộ trong nội đô. Trong việc thi công cầu thép thì đinh hàn chống cắt phát huy công dụng liên kết bê tông và kết cấu khung thép.
Nhờ vào tính năng chịu lực tốt, hàn gắn gia cố, liên kết giữa thép, dầm và bê tông mà chúng được ứng dụng phổ biến. Đinh hàn chống cắt được hàn gắn trực tiếp trên các mặt sàn dầm kim loại cùng với chân vòng đệm sứ rất được ưa chuộng hiện nay.
Cấu tạo
Đinh hàn chống cắt thông thường được cấu tạo bởi 4 bộ phận: mũ đinh hàn, thân đinh hàn, hạt hàn và vòng gốm.
– Hạt hàn còn có tên gọi khác là hạt hồ quang hay hạt mồi, là một loại hạt nhỏ được làm từ chất liệu đặc biệt không giống chất liệu cấu tạo nên thân đinh, tính chất của hạt hàn là dễ dàng tan chảy khi kích hàn. Chính vì vậy, việc thi công đinh hàn trở nên dễ dàng.
– Vòng gốm không gắn liền với đinh hàn chống cắt, tuy nhiên, gần như lúc nào thi công đinh hàn chống cắt đều phải có theo vòng gốm chụp bên ngoài. Công dụng của vòng gốm là ngăn hồ quang bắn ngược lên và phát tán rộng. Nhờ vậy, công nhân thi công không bị lóa mắt, không bị hồ quang bắn vào da gây bỏng. Một công dụng khác của vòng gốm đó là tăng tính tẩm mỹ cho mối hàn, vì khi sử dụng kèm theo vòng gốm sẽ tạo ra một vết hàn tròn đều quanh thân đinh hàn, mà không phải xử lý sau khi hàn.
– Mũ đinh hàn chống cắt thông thường là hình trụ tròn hoặc hình vuông
– Thân đinh hàn chống cắt là hình trụ tròn trơn, không có ren, đây là phần trọng tâm của đinh hàn chống cắt, thông thường thông số của thân đinh hàn cũng sẽ là thông số của đinh hàn. Đinh hàn chống cắt thông thường được ký hiệu Mxx Lyy trong đó xx là đường kính thân đinh, yy là chiều dài thân đinh hàn chống cắt.
– Hiện nay đinh hàn chống cắt được sản xuất theo tiêu chuẩn BS EN ISO 13.918, được sử dụng phổ biến nhất là các loại M13, M16, M19, M22 kèm theo đó là L50 và L150.
Vật liệu
Vật liệu chế tạo đinh hàn chống cắt là thép các bon hay hợp kim thép, một thành phần là hạt hàn có những ưu điểm như đã giới thiệu bên trên.
Thi công
Thi công đinh hàn chống cắt sử dụng phương pháp thi công hàn bằng máy hàn hồ quang, việc này nhằm mục đích để hàn đinh hàn chống cắt liên kết tôn và dầm thép. Tất nhiên mục đích cuối cùng là tạo ra một mối liên kết giữ vững sàn bê tông cố định không bị trượt khỏi vị trí ban đầu và chống nứt giữa hai bề mặt.
Việc thi công đinh hàn trải qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đinh hàn chống cắt, vòng gốm, sau đó đặt đinh hàn chống cắt và vòng gốm vào vị trí cần hàn.
Bước 2: Gắn đinh hàn chống cắt vào máy hàn hồ quang.
Bước 3: Lúc này dòng điện lớn chạy trong đinh hàn sẽ tạo ra nhiệt độ cao tập trung bên trong vòng đệm sứ, tạo ra lượng nhiệt lớn làm thép nóng chảy.
Bước 4: Chính sự nóng chảy tạo ra liên kết của đinh hàn chống cắt và dầm thép.